Nghiên cứu đã chỉ ra, việc dùng đèn hong móng tay tia UV có thể khiến da tay bị lão hoá.

Sơn móng tay gel giờ đã trở nên phổ biến, đôi khi là thói quen của không ít bạn gái. Và đương nhiên rồi, khi sơn móng tay gel, bạn sẽ cần dùng đèn hong móng UV để làm khô lớp sơn nhanh.

Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng, việc dùng đèn hong móng UV này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn không?

tac-hai-ghe-gom-dang-sau-viec-dung-may-hong-mong-tay-uv-khi-son-mong-gel-1

tac-hai-ghe-gom-dang-sau-viec-dung-may-hong-mong-tay-uv-khi-son-mong-gel-2

Kết luận từ nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Australia mới đây đã chỉ ra rằng, sử dụng đèn hong móng UV để làm khô móng tay dạng gel có khả năng dẫn tới ung thư da.

Giới chuyên gia giải thích rằng, đèn hong móng tay tia UV có thể gây tổn thương da giống như khi bạn nằm phơi nắng hay dùng giường tắm nắng (tanning bed) vậy.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Galway (Ireland) giải thích rằng, mặc dù những tia UV từ đèn hong móng khá thấp và khách hàng chỉ tiếp xúc với nó trong khoảng thời gian khá ngắn, nhưng những tổn thương từ tia tử ngoại này cũng tăng theo thời gian.

tac-hai-ghe-gom-dang-sau-viec-dung-may-hong-mong-tay-uv-khi-son-mong-gel-3

Tiếp xúc với tia tử ngoại nhiều, da tay sẽ nhanh bị nhăn nheo, lão hóa

Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn sơn móng tay gel liên tục, tiếp xúc với tia UV nhiều, bạn phải chấp nhận da tay có thể nhanh bị nhăn nheo, lão hóa.

Trong 1 báo cáo của Reuters năm 2014, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, khi sử dụng máy hong móng tay tia UV từ 8 – 208 lần (tùy loại máy) có thể phá hủy các tế bào da theo hướng làm tăng nguy cơ ung thư.

tac-hai-ghe-gom-dang-sau-viec-dung-may-hong-mong-tay-uv-khi-son-mong-gel-4

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn tẩy chay luôn máy hong móng tay hoặc từ bỏ niềm yêu thích dùng sơn gel. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên bôi kem chống nắng lên tay 20 phút trước khi làm móng tay và hạn chế để ngón tay tiếp xúc quá lâu với tia UV.

Cần phải nói rõ rằng, trong kem chống nắng chứa một lớp các phân tử được “thiết kế” để giảm lượng tia UV tiếp xúc với bề mặt da.

Các phân tử này tạo nên một hàng rào bảo vệ, vừa hấp thụ (hóa học) hoặc phản xạ (vật lý) photon UV trước khi chúng được hấp thụ bởi ADN và các phân tử hoạt động sâu trong da người.

Từ đó, kem chống nắng giúp bảo vệ ADN của con người trước tác hại của tia UV, đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ ung thư da tới 40 – 50%.

Nguồn: Sưu tầm Internet