Trong làm móng, việc xử lý hay hỗ trợ các vấn đề về móng khách đang gặp phải là một điều rất cần thiết. Móng bị tách (Splitting Fingernails) là một tình trạng phổ biến gặp ở nhiều khách làm nail. Đối với trường hợp này, thợ nail cần có bước chăm sóc móng và cách khắc phục hợp lý, bởi vì các lớp sơn khéo léo cũng không thể che dấu hoàn toàn khuyết điểm, thậm chí có nguy cơ làm tình trạng móng tách thêm trầm trọng.

Tham khảo một số phương pháp quảng cáo hữu ích cho tiệm nail

Nguyên nhân móng bị tách
Móng bị tách (split fingernails) là tình trạng phổ biến ở phụ nữ và những người lớn tuổi. Khi lớp dầu tự nhiên hoạt động như một chất keo kết nối các lớp sừng móng bị yếu đi, móng có thể bị tách lớp.

Móng được cấu tạo chủ yếu bởi lớp keratin như một cấu trúc tự nhiên (gồm 18% nước và dưới 5% chất béo-lipid). Vì thế, khi móng bị khô và thiếu độ ẩm sẽ dễ diễn ra tình trạng móng bị tách lớp, giòn, mềm hay mỏng đi. Lúc đầu cạnh móng sẽ bị xơ (fray), móng trở nên giòn, cuối cùng là bị tách lớp (layers split).Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

– Những người bị chứng thiếu hụt vitamin (chủ yếu là thiếu sắt – Iron Deficiency) hay bệnh viêm tuyến giáp (Hypothyroidism).

– Việc để móng tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, các hóa chất, dung môi tẩy rửa khắc nghiệt.

– Người thường xuyên làm móng gel, móng acrylic thường gặp tình trạng này. Các hóa chất trong chất làm cứng móng tay (Nail hardeners) như alcohols, formaldehyde có thể làm suy yếu móng.

– Việc sử dụng các loại sơn móng, nước tẩy sơn… đặc biệt các thành phần có chứa acetone, toluene, dibutyl phthalate sẽ kích thích làm móng khô và tách móng.

in-an-gia-re-wocprint

Cách xử lý của thợ nail
Khi gặp phải tình trạng móng khách hàng bị tách lớp, các thợ nail nên có một số lưu ý sau:

– Nên cắt bỏ phần móng tay bị tách một cách gọn gàng.

– Không được cắt (clip) và giũa móng (file) khi móng khô, điều này sẽ làm cho việc chia, tách lớp trên móng tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là sau khi ngâm tay cho khách, hãy tiến hành cắt, giũa móng, một cách nhẹ nhàng. Nên giũa móng cẩn thận không để cho móng bị xước. Giũa theo hướng từ khóe vào giữa móng, giũa nhanh và dứt khoát để hạn chế tác động đến đầu móng. Sử dụng giũa tốt với độ mịn 180-240 grit.

– Không dùng dụng cụ kim loại để làm sạch lớp biểu bì

– Buff móng nhẹ nhàng theo chiều móng mọc, không buff theo chiều ngang, có thể làm móng tách rõ hơn.

– Chú ý ở lớp bảo vệ (protective layer) nên được áp lên móng trước lớp base coat: Bôi lớp dầu dưỡng ẩm lên móng cả trước base coat, nhằm tăng cường sự bảo vệ và nuôi dưỡng móng tốt nhất. Các tinh thể dưỡng ẩm sẽ làm đầy bề mặt móng như một lớp sơn lót (primer) và làm ẩm móng, tránh các tổn thương cho móng khi áp các lớp sơn tiếp theo. Ngoài lớp dầu dưỡng, nhiều thợ nail còn sử dụng thêm lớp sơn dưỡng móng (Nail strengthener) trước cả lớp sơn lót để tăng cường kết cấu, giúp móng phát triển khỏe hơn.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc móng có thành phần “thân thiện”, tránh các thành phần “khắc nghiệt” (harsh) có thể làm tình trạng móng của khách thêm tồi tệ.

Bài viết nên đọc

Hướng dẫn khách cách tự chăm sóc móng
Khi khách gặp phải tình trạng móng bị tách lớp. Hãy hướng dẫn khách cách tự chăm sóc móng ở nhà, để cải thiện tình trạng móng:

– Dưỡng ẩm (Hydrate): nên dưỡng ẩm móng đều đặn và nhiều lần mỗi ngày. Sau khi rửa tay, bôi lên móng và lớp biểu bì quanh móng các chất dưỡng ẩm như các loại thuốc mỡ (ointment) hay các loại dầu dưỡng móng (cuticles oil) như shea butter, jojoba oil, avocado oil… Ngoài ra, nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có kết hợp các thành phần sau: protein bao gồm keratin và collagen; chất phủ bao gồm petroleum, lanolin and mineral oil; chất hút ẩm gồm alpha-hydroxy acids, lactic acid, glycerin.

– Luôn nhớ mang bao tay khi tiếp xúc với các dung dịch nước tẩy rửa lúc làm việc nhà.

– Bổ sung các viên nang nuôi dưỡng móng như Gelatin capsules, Biotin (2,5mg/1 ngày) giúp bổ sung vitamin cần thiết cho sự phát triển của móng tay khỏe, giảm thiểu tình trạng móng bị tách một cách nhanh chóng.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu sắt, vitamin, rau xanh, bổ sung protein (các loại thịt đỏ).

Sau thời gian chăm sóc, bổ sung viatmin, biotin, sắt … mà tình trạng móng tách không được cải thiện, thì cần đi gặp bác sĩ. Vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh về da, tuyến giáp, thiếu máu…Và nếu được chăm sóc tốt, thường phải mất từ 6 tháng -1 năm, tình trạng móng bị tách mới có thể được chữa lành hoàn toàn.

Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong phần comment.

Bài viết bạn nên xem :

Nguồn : Sưu tầm Internet