Hầu hết các nhà triệu phú trên thế giới đều làm giầu nhờ kinh doanh. Nếu bạn muốn trở thành triệu phú hay người giầu có, cách hay nhất là bạn cũng nên đầu tư vào kinh doanh.

 Vậy Kinh Doanh là gì?

 Kinh doanh là một nhóm người, một tập thể, hay cá nhân sản xuất ra các sản phẩm, hoặc dịch vụ nhằm cung ứng cho thị trường với mục đích sinh lãi.

 Dĩ nhiên, ai cũng có thể kinh doanh. Nhưng kinh doanh có sinh được lãi hay không, đó lại là chuyện khác. Có rất nhiều doanh nhân khởi đầu doanh nghiệp đã quá tự tin rằng, nếu như họ có một ý tưởng kinh doanh sáng tạo, thì chắc chắn họ sẽ thành công. Nhưng sự thật, thì những người này lại thường hay thất bại nhanh nhất. Tại sao? Bởi vì, kinh doanh không phải là chuyện đơn giản. Sau đây là 9 sai lầm nghiêm trọng mà các doanh nhân khởi nghiệp thường mắc phải.

  1. Cho rằng chỉ cần có ý tưởng kinh doanh là đủ

Nhiều doanh nhân thường bắt đầu kinh doanh với một mục tiêu chung chung mà thiếu đi một kế hoạch chi ly và khả thi. Trong bất cứ một nền kinh tế nào, nếu kinh doanh mà thiếu hẳn một kế hoạch chi ly, tỉ mỉ, rõ ràng: về sản phẩm/ dịch vụ, chiến lược, đánh giá khách hàng, lên giá thành, chiến dịch quảng bá… thì cần chắc thất bại ít nhất 70%.

  1. Không có mục đích cụ thể khi bắt đầu

Khởi nghiệp kinh doanh có thể đơn giản bằng cách biến sở thích của các doanh nhân đó thành một dịch vụ, hoặc có thể phức tạp hơn như xây dựng một sản phẩm mới đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển công phu và cẩn trọng. Dù ở trong trường hợp nào, các doanh nhân đó cũng cần vạch ra mục đích thực tế và rõ ràng cho bản thân, và dự trù thời gian để đánh giá quá trình hoạt động của họ. Từ đó, họ sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của họ và thay đổi khi cần thiết. Thiếu một mục đích rõ ràng cũng giống như ra khơi mà không có hải bàn cùng nơi đến. Thất bại là chuyện tất nhiên.

  1. Quản lý kém

 Đây là lý do hàng đầu dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập. Các chủ doanh nghiệp mới thường thiếu những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến trình độ quản lý và điều hành như: tài chính, phục vụ, bán hàng, tiếp thị, thuê mướn, huấn nghệ, và điều hành nhân công, v.v.. Nguy hiểm hơn nữa, là họ lại không tự nhận ra những lỗ hổng, hay thiếu kém về những kiến thức cũng như kinh nghiệm này. Đồng thời, họ cũng không chịu tìm sự hỗ trợ từ những người chuyên nghiệp, nên các chủ doanh nghiệp đã sớm phải đối mặt với những khó khăn lớn.

 Sự thiếu thường xuyên nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch, và kiểm soát tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường, cập nhật dữ liêu khách hàng, v.v… thì dễ dẫn đến suy sụp nhanh chóng, đâu phải là chuyện lạ.

 Thiếu kế hoặch kinh doanh

Kế hoặch kinh doanh là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại vì yếu tố này. Kế hoặch doanh nghiệp nhất định phải thực tế, khả thi, và phải dựa trên những thông tin chính xác và cập nhật nhất, đồng thời phải mang tính chiến lược. Một kế hoặnh kinh doanh hoàn chỉnh cần phải bao gồm các yếu tố sau:

  • Mô tả tầm nhìn, mục tiêu và những yếu tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
  • Nhu cầu lao động.
  • Các vấn đề và các giải pháp tiềm ẩn
  • Tài chính: vốn trang thiết bị, bảng cân đối thu chi, phân tích lợi tức, phân tích lưu chuyển tiền mặt, dự báo chi phí và dự báo doanh thu
  • Phân tích cạnh tranh
  • Tiếp thị, quảng cáo và các hoạt động khuyến mại
  • Quản lý ngân sách và quản lý tăng trưởng của doanh nghiệp

Thiếu một kế hoặch kinh doanh cũng giống như sống không có mục đích, không có định hướng vậy. Có bao giờ bạn thấy một người sống không có định hướng rõ ràng mà thành công lớn chưa?

  1. Chỉ tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ

Bên cạnh sản phẩm/ dịch vụ độc đáo, các doanh nhân thường thiếu hoặc coi thường việc xây dựng một kế hoạch tiếp thị toàn diện để thu hút khách hàng. Trên nguyên tắc, doanh nhân thường phải đi tìm kiếm khách hàng nhiều hơn là khách hàng đi tìm đến doanh nhân. Nếu các doanh nhân không cân nhắc các phương án, tiếp thị, quảng cáo khả thi, từ báo chí, radio tới tiếp thị xã hội. v.v thì cơ hội “vắng khách” dẫn đến thất bại, là chuyện tất nhiên khó mà tránh khỏi.

  1. Kinh doanh đa nghành nghề

Dĩ nhiên, sự đa dạng trong kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nhân nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Nhưng điều đó chỉ thích hợp khi doanh nghiệp của họ đã phát triển đến một mức nhất định nào đó. Còn khi khởi nghiệp, sự lựa chọn kinh doanh đa nghành nghề dễ tạo ra nhiều áp lực từ nhiều đối thủ và đối tác. Từ đó, dễ dẫn đến những đánh giá lệch lạc, hay quyết định sai lầm. Trong kinh doanh, chỉ cần một quyết định sai lầm cũng có thể trở thành tay trắng- trắng tay.

  1. Sớm xa vào những áp lực về tài chính

Trong doanh nghiệp, có đủ vốn là yếu tố quan trọng mà các doanh nhân cần phải có. Thiếu điều này, thì cầm chắc là doanh nghiệp đó đi sẽ vào “ngõ cụt.” 90% các doanh nhân khởi đầu thường vấp phải sai lầm khi ước tính vốn đầu tư. Thông thường, họ cứ dùng cách tính “phỏng,” cộng thêm “ước vọng”: ai cũng biết đến mình, và sẽ tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của mình, mà họ không hề biết rằng: bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần ít nhất một năm mới có thể được người tiêu dùng “tạm” biết đến mình. Thiếu sự chuẩn bị vốn cho cả năm thì nguy cơ thất bại chỉ là chuyện một sớm, một chiều, đâu có gì là khó hiểu.

  1. Ảnh hưởng của nền kinh tế

Dĩ nhiên, sự phồn thịnh hay trì trệ của kinh tế luôn luôn ảnh hưởng đến kinh doanh. Nhưng sự thật, dù kinh tế có suy thoái, người ta vẫn phải mua sắm cho gia đình họ. Chỉ khác nhau là họ chi tiêu hợp lý hơn. Cho nên, là một doanh nhân mà không có những chiến lược, chiến thuật thích ứng, hợp thời, thì dù là lúc kinh tế thịnh vượng hay suy yếu thì nguy cơ phá sản cũng không phải là hiếm.

  1. Sợ thất bại

Nếu 8 nguyên nhân nêu trên phần lớn đều do tác động ở “bên ngoài”, thì yếu tố thứ 9 “sợ thất bại” lại do tác động trực tiếp ở “bên trong,” thuộc về tâm lý. Sợ thất bại đóng một vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa đến thất bại trong doanh nghiệp của cách doanh nhân một cách nhanh chóng và “tàn bạo” hơn. Vì sao? Vì khi doanh nhân sợ điều gì thì doanh nhân đó hay co cụm lại. Mà khi co cụm lại thì luôn mang cảm giác gò bó. Khi mang cảm giác gò bó thì dễ nẩy sinh bực bội, nóng nẩy. Khi bực bội, nóng nẩy thì hay quyết định vội vàng, thiếu suy xét. Thiếu suy xét cặn kẽ thì dễ dẫn đến sai lầm… và sai lầm liên tục thì dẫn đến thất bại nhanh chóng. Thế nên, thất bại trong doanh nghiệp đâu phải là do thần thánh hay định mệnh nào trừng phạt các doanh nhân, mà đó là do họ lựa chọn hay mong muốn đấy chứ.

Vậy làm sao để bạn có thể tránh được 9 sai lầm nghiêm trọng nêu trên?

10 điều căn bản bạn cần phải có để đạt đến thành công:

  1. Có sự tư duy đúng đắn
  2. Biết mục đích rõ ràng
  3. Biết lắng nghe và có đầu óc cởi mở
  4. Biết bạn muốn gì?
  5. Biết bạn cần gì?
  6. Thực sự mong muốn tự chủ
  7. Đam mê trong công tác điều hành doanh nghiệp
  8. Có hoặc luôn cố gắng trau dồi học hỏi kinh nghiệm kinh doanh
  9. Có kiến thức cơ bản về kế toán và kiểm soát tài chính
  10. Thông hiểu tâm lý khách hàng

Dĩ nhiên, không phải ai khởi nghiệp kinh doanh cũng có đầy đủ 10 điều nêu trên, mà cần phải có thời gian để tự học hỏi và trau dồi. Nhưng cách nhanh nhất, vẫn là nhờ sự cố vấn hay giúp sức từ những người có kinh nghiệm. Vì sao? Bởi vì họ đã bỏ ra thời gian và tiền bạc để đầu tư và tích lũy kinh nghiệm cho bạn. Cho nên, hãy sử dụng những “sở trường” của họ để bổ khuyết cho những “sở đoản” của bạn. Như vậy, thành công của bạn sẽ nhanh và có hiệu quả hơn nhiều. Hãy lấy một thí dụ đơn giản như khi bạn bị bịnh thì bạn sẽ làm gì?  Có bốn phương án sẽ xẩy ra:

  1. Bạn không làm gì cả
  2. Bạn tự chữa cho bạn
  3. Bạn bỏ thời gian và tiền bạc ra, học làm bác sĩ để tự chữa cho bạn
  4. Bạn trả tiền cho bác sĩ khám bịnh cho bạn

Với phương án 1, chỉ xẩy ra khi bạn không còn có cơ hội hay tiền bạc. Với phương án 2, chỉ áp dụng khi bịnh của bạn không nghiêm trọng. Với phương án 3, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, chắc chắn, bạn chỉ chọn phương án này khi đó là niềm đam mê của bạn.Vì vậy, thông thường thì 95% chúng ta sẽ chọn phương án 4, nghĩa là trả tiền cho bác sĩ khám và trị bịnh cho chúng ta. Việc đó xẩy ra quen thuộc đến độ ai trong chúng ta cũng đều tâm niệm rằng “hễ bịnh thì đi bác sĩ.” Tại sao khi bịnh bạn phải đi bác sĩ? Bởi vì, bạn không muốn chết sớm. Bởi vì, bác sĩ là người được đào tạo để chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị giúp cho bạn chiến thắng bịnh tật, đạt được sức khỏe lâu dài.

Trong kinh doanh của bạn cũng vậy, nếu như bạn không có đủ những yếu tố để đem đến thành công cho bạn thì cũng đừng nản lòng, cách hay nhất, là bạn nên đi tìm những nhà cố vấn có kinh nghiệm về đầu tư trong kinh doanh để giúp bạn.

Sau đây là cơ hội đầu tư về kinh doanh có thể đem đến lợi nhuận lâu dài cho bạn:

“Đầu tư tiệm Nail”

Nguồn: chunail.com