Thời đại điện tử internet hiện nay đã tạo điều kiện rất dễ dàng cho mọi người am hiểu về các thông tin liên quan đến hầu hết các ngành nghề, luôn cả kỹ nghệ ngành nail. Các bài viết và tin tức được đăng tải trên mạng (online) về những hiện tượng bất lợi đã và đang xảy ra trong ngành nail do việc tiệm hoạt động không tuân đúng theo các quy định của Hội đồng Thẩm mỹ (State Boards), nhất là tại những tiệm của người Việt chúng ta. Các nguồn thông tin cảnh báo và giáo dục khiến cho nhiều khách hàng ngày càng rất quan tâm và lưu ý khi vào tiệm nail. Chúng tôi xin trình bày 7 yếu tố chính yếu sau đây mà các bạn cần nên thực hiện để có thể tránh thiệt hại cho tiệm và dễ thu hút thêm khách hàng.

1. Mùi nồng hóa chất (chemical odor)
Trên thực tế thì tiệm nail rất khó để tránh vấn đề mùi nồng của hóa chất. Mặc dầu tiệm sử dụng các loại sản phẩm như liquid hoặc bột nhúng với hóa chất nhẹ hoặc không mùi thì cũng không sao tránh khỏi các mùi nồng hóa chất của những sản phẩm khác như acetone, polish, primer, v.v… Đa số khách hàng thường hay lưu ý và không thích khi vào tiệm nail với mùi nồng ngạt thở.

Tiệm cần gắn hoặc tăng cường thêm hệ thống hút mùi (exhaustion system). Tiệm ít mùi không những dễ thu hút khách hàng mà cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn và các nhân viên làm việc.

Tham khảo một số phương pháp quảng cáo hữu ích cho tiệm nail

2. Bằng cấp hành nghề (manicurist license)
Ngoại trừ những tiểu bang không yêu cầu phải có bằng cấp hành nghề, theo quy luật bạn cần phải trưng bày các bằng cấp tại những nơi bạn đang làm việc để khách hàng dễ nhìn thấy và an tâm khi được phục vụ.

Nếu có thể bạn nên đeo thẻ tên (name tag) để không những chỉ giúp khách hàng xác nhận được rằng bạn có bằng hành nghề mà còn dễ tạo sự thân mật khi khách nhìn thấy và biết đến tên của bạn.

3. Tiệm sạch sẽ (clean salon)
Tục ngữ có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Khi khách bước vào mà thấy tiệm sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp là đã cảm thấy thích – thích sự gọn gàng cũng như không khí mát mẻ trong lành dễ chịu – điều này dễ tạo sự tin tưởng ở công việc làm của bạn hơn. Tiệm luôn luôn sạch sẽ cũng là điểm chính yếu để thu hút khách hàng.

Nên thường xuyên lau chùi, quét dọn, thay đổi khăn bàn, dụng cụ mới, v.v… nhất là sau mỗi người khách. Tránh những bụi bậm bám trên bàn làm việc hoặc những móng tay, móng chân cắt bỏ rơi trên nền nhà. Đừng để khách hàng nhìn thấy rồi nhận xét tiệm dơ bẩn và có thể gây nhiễm trùng.

Các dụng cụ bằng sắt (metal implements) cần phải khử trùng cho khách hàng nhìn thấy. Thay đổi các dụng cụ mới như buffer và file khi phục vụ khách. Tại mỗi bàn làm việc nên trưng bày hủ Barbicide Disinfectant (dung dịch khử trùng).

4. Ghế làm chân (pedicure spa)
Các bài viết và tin tức đăng tải trên mạng đã cảnh báo rất nhiều về vấn đề khách hàng đi làm chân nước (pedicure) đã bị nhiễm trùng, thiệt mạng.

Tiệm cần phải lưu ý về việc lau chùi và khử trùng các bồn làm chân đúng theo quy luật sau mỗi người khách. Các dụng cụ chà chân (scrubbing stone), buffer và file cần phải dùng cái mới. Nên thực hiện cho khách hàng nhìn thấy để họ an tâm.
in-an-gia-re-wocprint
5. Đeo găng tay (wearing gloves)
Nhiều người khách lo sợ vấn đề truyền nhiễm khi thấy bạn làm việc mà không đeo găng tay, nhất là khi làm các dịch vụ pedicure và manicure.

Đeo găng tay thỉnh thoảng khó làm việc đối với một số thợ nhưng cũng rất tốt để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân bạn và khách hàng cho việc truyền nhiễm. Các bao găng tay cần phải thay đổi cái mới cho mỗi khách hàng.

6. Giá dịch vụ bao gồm (service price with included items)
Hầu hết mọi người chúng tay khi mua một dịch vụ nào đó cũng đều muốn biết trước giá cả phải trả sẽ bao gồm tất cả những gì. Khách hàng rất dễ thắc mắc và bực giận khi bạn tổng cộng số tiền cao hơn giá căn bản của dịch vụ sau khi hoàn tất công việc.

Nên giải thích rõ ràng giá cả bao gồm cho những dịch vụ trước khi bắt đầu công việc. Nếu cần tính thêm tiền cho các công việc nào thì phải hỏi và có sự đồng ý của khách, ví dụ như sửa móng, cắt ngắn móng, sơn top gel, v.v…

7. Loại sản phẩm sử dụng (type of product used)
Theo pháp luật thì khách hàng có toàn quyền biết rõ những loại sản phẩm tiệm sử dụng cho dịch vụ họ yêu cầu. Quan niệm thông thường của đa số khách hàng nghĩ rằng “tiền đâu của đó”; khi thấy giá dịch vụ rẻ (cheap price) thì họ có thể cho rằng tiệm sử dụng sản phẩm với chất lượng thấp (low quality products) nên muốn biết thương hiệu của sản phẩm.

Tất cả các nhân viên cần phải biết kiến thức căn bản về các loại sản phẩm tiệm đang sử dụng để có thể giải đáp những thắc mắc cho khách hàng khi cần.

Chúc các bạn thành công!

Mời bạn chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong phần comment.

Bài viết bạn nên xem :

Nguồn : Sưu tầm Internet