Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những điều “thầm kín” mà các chủ salon hay thợ nail hy vọng bạn có thể biết được, không chỉ trong cách nhận dịch vụ mà còn là những cách hành xử thích hợp của khách khi đến salon làm móng.

Với tư cách là những khách hàng đến salon làm móng, các thợ nail thật ra mong đợi bạn nên biết những gì để họ có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cũng như mang đến những lợi ích về sức khỏe và thẩm mỹ tốt nhất cho bạn?

5. “Tip” 20% thường là phù hợp nhất
9-dieu-cac-tho-nail-tha-thiet-muon-noi-voi-ban-p2-1

Nếu sau khi ra khỏi salon và tự hỏi không biết mình “tip” có quá ít hay quá nhiều hay không thì chúng tôi có lời khuyên dành cho bạn: tiền tip khoảng 20% chính là quy tắc vàng. Kinley – Chủ salon nail và cũng là cựu chủ tịch của Hội đồng Thẩm mỹ liên bang cho rằng mức tiền tip này có thể áp dụng cho cả các spa, salon cao cấp hay những salon đang giảm giá – những nơi có cung cấp các gói dịch vụ mani/pedi có giá từ khoảng 25 USD. Với những tiệm đang giảm giá, để không bị lỗ vốn, họ có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng các loại sản phẩm có giá rẻ hơn. Ví dụ như họ sẽ dùng ít xà phòng để làm sạch chậu ngâm hay thay đổi loại lotion dưỡng ẩm “bình dân” hơn chẳng hạn. Ngoài ra, khi bạn đã đến salon này trong một khoảng thời gian dài và có mối quan hệ thân thiết với thợ nail hay đơn giản là những dịch vụ móng của họ khá chất lượng, có thể kéo dài đến nhiều tuần mà không bị tróc hỏng thì bạn có thể “tip” cao hơn mức 20% để “khuyến khích” và khen ngợi các thợ nail.

6. Thợ nail không thấy phiền phức nếu bạn dùng điện thoại có “ý thức”

Rõ ràng salon chính là một nơi thích hợp nhất để thư giãn và các nhân viên không hề cấm các khách hàng của mình nói chuyện với nhau hay sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến những vị khách khác, bạn nên duy trì cuộc gọi của mình ở mức vừa đủ nghe và thấp giọng nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên sử dụng khi có việc bận thật sự, đừng mãi lo “tám chuyện” và khiến tất cả mọi người phải lắng nghe câu chuyện của bạn một cách bất đắc dĩ hay liên tục di chuyển làm ảnh hưởng đến công việc của các thợ nail.

7. Các thợ nail không phải là “thánh”
9-dieu-cac-tho-nail-tha-thiet-muon-noi-voi-ban-p2-2

Một thợ nail cho biết: “Vào một lần nọ, có một cô gái sắp cưới đến tiệm của tôi với một bộ móng ‘khá phức tạp’, vùng da biểu bì bị tổn thương nặng có thể là do thói quen cắn móng tay và móng gãy lởm chởm nhưng mong muốn chúng tôi có thể ‘phục hồi’ tình trạng này ngay tức thì vì ngày quan trọng của cô ấy sắp đến.” Vị khách này nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ móng của mình khi ở nhà thì rõ ràng là, các thợ nail dù có cố gắng thế nào cũng không thể mang đến một bộ móng đẹp như cô ấy mong muốn.

Tương tự như vậy, bạn cũng không thể phớt lờ việc chăm sóc móng của mình vào mùa đông rồi lại muốn sở hữu một bộ móng hoàn hảo trong những ngày hè chỉ với vài buổi hẹn đến salon nail được. Thay vì mong đợi vào “phép màu” từ các thợ nail, bạn vẫn có thể chăm sóc móng hiệu quả bằng các loại lotion hay các sản phẩm tẩy da chai sần với chi phí không hề đắt đỏ. Ví dụ như bạn có thể tận dùng những loại scrub quá mạnh không hợp với da mặt hay các loại kem quá nhiều dầu để dùng cho việc chăm sóc chân.

8. Hầu hết thợ nail sẽ không phiền khi sửa lại móng cho khách
9-dieu-cac-tho-nail-tha-thiet-muon-noi-voi-ban-p2-3

Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các vị khách thường gặp là sơn móng bị trầy, tróc. Mặc dù các thợ nail có thể thông cảm rằng khách có thể gặp vài tình huống ngoài ý muốn nên họ có thể vui vẻ sửa lại giúp bạn. Tuy nhiên, khách cũng nên cẩn thận khi lấy đồ đạc ra khỏi túi xách hay không bưng bê, hoạt động quá nhiều khi về nhà khiến lớp sơn chưa khô hẳn bị hỏng.

Nếu đang phải đi vội thì bạn có thể dùng “nail oil” thoa lên bề mặt móng, móng sẽ trơn hơn nên khi đụng chạm vào gì đó cùng sẽ khó trầy hơn. Đối với những vị khách đến tiệm sau một tuần làm móng để nhờ thợ nail sửa miễn phí giúp thì sao? Theo các thợ nail thì: “Chỉ cần nhìn vào bộ móng là chúng tôi biết móng bị mẻ hay bị đụng vào nên hỏng, hoặc đây là lỗi của khách hay là lỗi của thợ.” Có lẽ thay vì cố đổ lỗi cho thợ nail hay chất lượng sơn móng quá tệ, nếu khách hàng thành thật “thú tội” là do mình bất cẩn thì thợ nail sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái để sửa lại bộ móng cho bạn hơn.

9. Đừng ngần ngại tìm hiểu về quy trình vệ sinh của salon
9-dieu-cac-tho-nail-tha-thiet-muon-noi-voi-ban-p2-4

Dù là lần đầu đến salon nail hay đã ghé tiệm thường xuyên, bạn cũng không cần phải ngại khi tìm hiểu về quy trình vệ sinh, khử trùng dụng cụ của tiệm đó. Còn một điều nữa là, hầu hết trong luật thẩm mỹ của các bang thì các thợ nail phải sử dụng giũa mới cho mỗi khách hàng. Nếu bạn thấy thợ đang dùng giũa móng cũ, hãy đề nghị họ thay một cây giũa mới cho bạn. Chắc chắn thợ nail sẽ biết lý do ngay.

Trong quá trình làm móng, bạn cũng nên để ý xem thợ có làm rơi dụng cụ rồi lại lấy lên làm tiếp cho bạn hay có dùng dụng cụ bị hư hỏng hay không. Thông thường, mỗi thợ nail sẽ có ba bộ đồ nghề khác nhau để có thể cung cấp dịch vụ cho khách cũng như có thời gian để làm sạch, khử trùng theo đúng quy định của Ban thẩm mỹ. Đối với các loại ghế pedicure (pedicure throne), bên cạnh việc quan sát chậu ngâm chân đã được vệ sinh sạch sẽ chưa, Kinley còn khuyên khách nên hỏi thợ nail đã làm sạch phần màn lọc (filter-screen) trong chậu chưa vì các loại bụi bẩn từ những dịch vụ trước cũng có thể làm bẩn nguồn nước mới của bạn.

Nguồn: wocprint