Định giá salon, hay cụ thể là định giá dịch vụ làm móng từ lâu đã thành nỗi trăn trở đối với nhiều người chủ và thợ trong ngành. Nếu đưa ra mức giá không phù hợp hoặc chạy đua với cơn sốt giảm giá của các tiệm lân cận, có thể bạn sẽ tự làm thất thoát doanh thu và đánh mất giá trị salon của mình.

Trong thời gian qua, một số tiệm nail tại Mỹ đã trải qua thời kì khủng hoảng trong kinh doanh và giảm lợi nhuận đáng kể khi áp dụng chính sách giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng. Điều này không chỉ tác động đến khả năng phát triển của tiệm mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của chính những người thợ do họ phải làm việc và cống hiến hết mình nhưng lại nhận được mức thù lao không xứng đáng. Vì vậy, để khắc phục hiện trạng này, điều đầu tiên các salon nên xem xét đó là việc định giá dịch vụ sao cho chính xác và hợp lý nhất. Dưới đây là một số cảnh báo và cách đưa ra mức giá cả phù hợp cho các dịnh vụ tại tiệm của bạn, cùng tham khảo ngay nhé!

Giá cả của dịch vụ làm móng cũng giống như chăm sóc da hay tạo kiểu tóc, tất cả đều đòi hỏi sự sáng tạo, hợp lý và có tính toán. Trước khi trở thành thợ nail, bạn cần được đào tạo chuyên môn, giáo dục liên tục để đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới lạ và độc đáo. Vì vậy, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng không thể so sánh chúng với giá cả của các tiệm lân cận trong khu vực và đừng bao giờ định giá dịnh vụ giống như các doanh nghiệp khác. Thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể biết được căn cứ định giá của đối thủ cạnh tranh nên nếu chạy đua với họ thì hoạt động kinh doanh, hay cụ thể là lợi nhuận – huyết mạch của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

hiem-hoa-cua-viec-dinh-gia-dich-vu-lam-mong-khong-chinh-xac-1

Claudia Cordova Papa, chủ salon nail và cũng là người truyền cảm hứng để ngành công nghiệp làm móng thực sự tìm thấy giá trị đã chia sẻ một câu chuyện hết sức có ý nghĩa từ thực tiễn tiệm nail Aqua của cô. Trước đây, cô đã thúc đẩy doanh thu của tiệm lên tới 1 triệu đô la trong vòng một năm với không gian rộng 1200 m2 và giúp các thợ làm móng có được một khoản thu nhập đáng kể, thậm chí họ đã có thể tự kinh doanh riêng. Tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp của cô chỉ kiếm được lợi nhuận dưới 5% trong khi các tiệm khác kiếm được 12% đến 14%. Cô không trả cho mình mức lương của chủ sở hữu và tệ hơn nữa là cô đã tận dụng tiền tiết kiệm hưu trí để vượt qua thời kì khó khăn.

Những gì Claudia đã làm sai là tập trung vào việc cạnh tranh với các tiệm giảm giá. Cô cố gắng phục vụ càng nhiều khách hàng càng tốt với mức giá cao hơn một chút so với 7 tiệm đang giảm giá trong vòng bán kính 5 dặm. Tuy nhiên, tiệm của cô rất sạch đẹp, không gian thoáng mát, dịch vụ chuyên nghiệp và thực sự chú ý đến sức khỏe của khách hàng. Giá dịch vụ của tiệm chênh lệnh khoảng $3 đến $5 so với các tiệm khác. Điều nghiêm trọng hơn nữa là Claudia giữ giá ổn định trong suốt 7 năm vì sợ mất khách hàng. Và cuối cùng, Claudia đã phá sản trên con đường cạnh tranh giá cả và cô rơi vào khoảng thời gian khủng hoảng tài chính cũng như phân loại thợ sai.

hiem-hoa-cua-viec-dinh-gia-dich-vu-lam-mong-khong-chinh-xac-2

Nhưng bằng sự kiên trì, tình yêu với khách hàng và nghệ thuật, Claudia đã vực dậy “đứa con tinh thần” của mình, “refresh” lại tất cả từ việc định giá dịch vụ cho đến trả lương cho nhân viên và cho chính bản thân mình. Dưới đây là những bài học mà Claudia đã đúc kết được sau khi đối diện với hàng loạt thử thách nghiêm trọng:

Đầu tiên, bạn phải hiểu những gì bạn đang bán. Nếu bạn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, bạn sẽ phải tìm cách thu hút những đối tượng khách hàng có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp. Những vị khách này sẽ sẵn sàng trả tiền cho bạn như một chuyên gia, nhưng bạn cần hiểu được điều gì quan trọng nhất với khách hàng và cố gắng đáp ứng yêu cầu đó. Nó thường bắt đầu từ việc gọi điện thoại cho khách đến cách bạn chăm sóc và thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, hãy biết quý trọng và quản lý thời gian một cách khoa học nhất. Việc hiểu được tầm quan trọng của thời gian là rất cần thiết trên con đường thành công và phát triển sự nghiệp. Thực tế, khách hàng mua dịch vụ là họ trả tiền cho một khoảng thời gian nhất định mà bạn dành cho họ, nên hãy định giá nó thật chính xác. Khi khách hàng yêu cầu dịch vụ bổ sung, bạn cũng có thể đưa ra giá cả phù hợp để xứng đáng với những gì đã bỏ ra.

hiem-hoa-cua-viec-dinh-gia-dich-vu-lam-mong-khong-chinh-xac-3

Là một người chủ hoặc thợ làm móng, bạn đã phải đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và công sức vào các khóa học cũng như trải nghiệm thực tế, vì vậy hãy luôn định giá dịch vụ một cách chính xác và đừng làm mất giá trị nghề nghiệp khi cố gắng chạy theo trào lưu giảm giá từ những doanh nghiệp khác. Hiểu được dịch vụ, nhu cầu khách hàng và cách đáp ứng chúng sẽ là bí kíp để bạn phát triển bền vững và ngày càng thành công hơn.

Nguồn: wocprint